Bạn có biết, trên thế giới hiện nay có khoảng 800 triệu người không có đủ thức ăn. Trong khi đó, lượng thức ăn bị lãng phí trên toàn cầu lại có thể đáp ứng nhu cầu của tất cả những người đang bị đói trên hành tinh này. Do đó, hạn chế tình trạng lãng phí thực phẩm là việc vô cùng cần thiết trong xã hội hiện nay.

I. Lãng phí thực phẩm gây ra tác hại gì?

Sự lãng phí làm tiêu tốn tiền bạc và ảnh hưởng đến giá bán thực phẩm. Hơn nữa, tác động môi trường của nó là hết sức nghiêm trọng.

– Khoảng 3 triệu tấn khí nhà kính đã được thải ra từ rác thải thực phẩm vào khí quyển mỗi năm.

– Nước, năng lượng và không gian bị lãng phí vào việc sản xuất và phân phối những thực phẩm sẽ không bao giờ được tiêu thụ.

– Khoảng 28% đất nông nghiệp của thế giới được dành cho việc trồng trọt lương thực, thực phẩm lãng phí. Trong đó, thực phẩm bỏ đi sẽ bị thối rữa và thải ra khí metan – một loại khí nhà kính mạnh.

Lãng Phí Thực Phẩm Và Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Này_1

Lãng phí thực phẩm gây nhiều tác hại đến môi trường và xã hội (Nguồn ảnh: ST)

II. Lãng phí thực phẩm xảy ra ở đâu?

Thực phẩm bị lãng phí tại mọi công đoạn của quá trình sản xuất và cung ứng. Đây là vấn đề ảnh hưởng đến các quốc gia phát triển lẫn đang phát triển. 

Các quốc gia đang phát triển lãng phí thực phẩm vào giai đoạn đầu của quá trình cung ứng. Do việc thiếu năng lực giữ lạnh và bảo quản nên nhiều thực phẩm bị hỏng nhanh hơn. 

Trong khi đó, tại các quốc gia phát triển, phần lớn sự lãng phí xảy ra vào phần cuối của quá trình. Bởi người dân tại đó có điều kiện để mua và lãng phí đồ ăn hơn.

1. Lãng phí ở giai đoạn sau thu hoạch và giết mổ

Các kỹ thuật bảo quản không phù hợp và trang thiết bị làm lạnh nghèo nàn có thể khiến một số thực phẩm bị ôi, hỏng.

Lãng Phí Thực Phẩm Và Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Này_2

Bảo quản không tốt sau thu hoạch sẽ gây lãng phí thực phẩm rất lớn (Nguồn ảnh: ST)

2. Lãng phí ở khâu chế biến và đóng gói

Các lỗi mắc phải trong công đoạn chế biến có thể dẫn đến việc lãng phí nhiều hơn. 

Ví dụ: Sữa bị thanh trùng sai.

3. Lãng phí tại khâu phân phối và bán hàng

Các nhà bán lẻ sẽ vứt đi những thực phẩm mà khách hàng không mua, thậm chí cả những thực phẩm có hình thức không bắt mắt với người mua (chẳng hạn như rau củ có hình dáng lạ).

Lãng Phí Thực Phẩm Và Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Này_3

Hình dạng rau củ kì lạ, không được tiêu thụ sẽ tạo ra sự lãng phí 

4. Tiêu thụ

Phần lớn rác thải thực phẩm, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển, xảy ra tại giai đoạn tiêu thụ. Khi thực phẩm bị vứt đi sau khi người ta đã mua nó về, hay thậm chí là sau khi nó được nấu xong.

Lãng Phí Thực Phẩm Và Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Này_4

Tích trữ nhiều sản phẩm lâu ngày và vứt đi sẽ gây lãng phí (Nguồn ảnh: ST)

III. Loại thực phẩm nào bị lãng phí nhiều nhất?

Nguyên nhân lớn nhất gây lãng phí là tính dễ hư hỏng của thực phẩm. Thực phẩm có thời hạn sử dụng ngắn nhất, hoặc dễ bị hỏng nhất, là những loại có khuynh hướng biến thành rác thải nhiều nhất.

Điều này có nghĩa là những trái cây và rau củ càng dễ hỏng lại càng gây lãng phí nhiều nhất, tiếp đến là cá và hải sản có thời hạn sử dụng ngắn. 

Thịt ít bị bỏ phí hơn, nhưng người ta lại cần nhiều đất để sản xuất thịt hơn và điều này sẽ hủy diệt môi trường tự nhiên. Bởi vậy, tác hại môi trường của loại rác thải này là lớn hơn nữa.

Lãng Phí Thực Phẩm Và Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Này_5

Rau củ quả dễ hỏng gây lãng phí nhiều nhất (Nguồn ảnh: ST)

► Thực vật và động vật, loại nào gây lãng phí nhiều hơn?

Trên thế giới người ta ước tính động vật (chủ yếu là bò) tiêu thụ ít nhất một phần ba tổng sản lượng lương thực của con người. Và tại các quốc gia phát triển, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn, khoảng 70% lương thực được dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Lãng Phí Thực Phẩm Và Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Này_6

Chăn nuôi động vật gây lãng phí nhiều tài nguyên (đất, nước, lương thực…) (Nguồn ảnh: ST)

Ví dụ: tại Mỹ, bò ăn thức ăn chăn nuôi (hạt cốc). Một con bò cần phải tiêu thụ hơn 7kg hạt cốc để tăng được 1kg trọng lượng và 1kg thịt bò sẽ được chuyển thành một miếng thịt khoảng 400g sau khi lọc và bỏ xương. Tuy nhiên, 400g thịt bò này chỉ đủ cung cấp 1 bữa ăn cho 2 người, và mỗi người được 545 calo.

Trong khi đó, tính tương đối thì 7kg hạt cốc nếu được ăn trực tiếp thì có thể đủ cho 11 người trong 1 bữa ăn, mỗi người là 545 calo. Hơn nữa, trồng hạt cốc ít không gian, năng lượng và công lao động hơn chăn nuôi động vật.

IV. Làm cách nào để giảm sự lãng phí thực phẩm?

Việc tiết giảm sự lãng phí là việc mà bất kỳ ai cũng có thể làm. Cụ thể, một số việc mỗi người có thể làm để tránh lãng phí là:

  • Lên kế hoạch các bữa ăn,
  • Chuẩn bị trước đồ ăn,
  • Đông lạnh hoặc tái sử dụng thức ăn thừa,
  • Đi chợ từng ít một và thường xuyên,
  • Mua thực phẩm gần hết hạn sử dụng,
  • Mua các loại trái cây và rau củ có hình dạng kỳ lạ (để siêu thị không bỏ chúng đi).
  • Hạn chế ăn thịt và thay thế thịt bằng thực vật.

V. Kết luận

Song, với tình trạng dân số ngày càng đông và nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt thì việc mỗi cá nhân hạn chế lãng phí thực phẩm cũng sẽ góp phần làm giảm số lượng người thiếu ăn trên toàn thế giới.

>> Tham khảo thêm: Cạn kiệt thủy hải sản và giải pháp nuôi trồng bền vững.